Sử dụng Chi Hông

Hông hoa trắng (Paulownia fortunei) là cây gỗ lớn nhanh, có thể trồng ở quy mô thương mại để sản xuất các loại gỗ nặng. Hông lông (Paulownia tomentosa) được liệt kê như là loài xâm hại tại khu vực đông nam Hoa Kỳ, trước đó đã được đưa vào đây như là một loại cây cảnh vì có hoa đẹp.

Chúng là phổ biến tại quê hương bản địa của nó - Trung Quốc - để tái trồng rừng, trồng ven đường và làm cây cảnh. Chúng sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, đáng chú ý là cả trên đất nghèo dinh dưỡng, nhưng cần nhiều ánh sáng và không ưa ẩm. Gỗ của chi Paulownia là dạng gỗ màu hơi trắng nhạt với các thớ thẳng. Các đặc trưng như kháng mục nát và điểm bắt lửa rất cao đảm bảo cho sự phổ biến của gỗ hông trên thị trường thế giới. Các loại hông trồng trong các đồn điền nói chung có các vòng tăng trưởng cách quãng lớn và vì thế ít có giá trị hơn. Gỗ hông là quan trọng tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản để làm các miếng gỗ tăng âm cho các loại nhạc cụ bộ dây, chẳng hạn như thất huyền cầm, cổ tranh, tỳ bà, kotokayagum (가야금).

Thử nghiệm do CSIRO tiến hành tại Úc cho thấy gỗ hông rất hấp dẫn với mọt gỗ. Các loài hông cũng bị ấu trùng của một số côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại, chẳng hạn như Endoclita excrescens.

Các loài hông được biết đến tại Nhật Bản như là kiri (桐), đặc biệt được dùng để chỉ P. tomentosa; nó còn được gọi là "cây công chúa". Trước đây, tại Nhật Bản có tập quán trồng một cây hông khi một đứa trẻ gái ra đời, và sau này người ta dùng gỗ của nó để đóng chạn bát đĩa để làm quà cưới cho người con gái đó khi cô ta đi lấy chồng. Nó cũng là biểu tượng cho chính phủ Nhật Bản (so với hoa cúc (Chrysanthemum spp.) là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản). Nó là một trong các hoa của hanafuda (một kiểu bài lá Nhật Bản), gắn liền với tháng 12. Japan: An Illustrated Encyclopedia (trang 1189; Tokyo: Kodansha, 1993. ISBN 4069310983) viết rằng:

Gỗ hông rất nhẹ, thớ đẹp, mềm, không cong vênh và được sử dụng để làm tủ, hộp và guốc (geta). Gỗ cũng được đốt để sản xuất than củi cho nghề vẽ và bột cho pháo bông, vỏ được làm thành thuốc nhuộm, còn lá được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Hông http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=3... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=130... http://powo.science.kew.org/taxon/30013788-2 http://www.plantsoftheworldonline.org/taxon/urn:ls... http://www.theplantlist.org/tpl1.1/search?q=Paulow... http://legacy.tropicos.org/Name/40002516 http://www.ubio.org/browser/details.php?namebankID... https://www.biolib.cz/cz/taxon/id40787 https://npgsweb.ars-grin.gov/gringlobal/taxonomyge...